Lịch sử Ngũ_Đại_Thập_Quốc

Triều Đường diệt vong

Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn soán vị triều Đường

Từ sau loạn An Sử, Đại Đường liên tục xuất hiện rất nhiều phiên trấn không chịu sự khống chế[chú thích 1] Tuy nhiên, đến thời Đường Hiến Tông, các phiên trấn gần như thần phục, song nhìn chung vào trung hậu kỳ triều Đường, hoạn quan chuyên chính, đảng tranh và không có cách loại trừ bỏ căn nguyên vấn đề phiên trấn. Do vùng Hà Bắc bị phiên trấn khống chế, Trung Nguyên chiến loạn không kham nổi, triều đình Đường phải dựa vào của cải của vùng Giang Nam. Tuy nhiên, trong biến Bàng Huânloạn Hoàng Sào, vùng Giang Nam lại bị phá hoại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập kinh tế của triều đình Đường, triều Đường dần đi đến chỗ diệt vong. Vào hậu kỳ triều Đường, xuất hiện ba phiên trấn trọng yếu: người Sa Đà Lý Quốc Xương (nguyên danh Chu Da Xích Tâm) do có công bình loạn nên được thụ phong là Hà Đông tiết độ sứ, trị sở tại Thái Nguyên; nguyên bộ tướng của Hoàng Sào là Chu Toàn Trung (nguyên danh Chu Ôn) do có công bình loạn nên được thụ phong Tuyên Vũ tiết độ sứ, trị sở tại Biện châu- nay thuộc Khai Phong, Hà Nam; Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh (sau phong Kì vương) là thế lực phiên trấn lớn mạnh ở vùng Quan Trung, đương thời thường uy hiếp triều đình. Sau khi Hoàng Sào bị tiêu diệt, hàng tướng Tần Tông Quyền của Hoàng Sào vẫn tiếp tục nổi dậy, suất quân từ Trung Nguyên đánh cướp tứ xứ, từng công hãm Đông Đô (nay là Lạc Dương), tạo thành cục diện "Cực mục thiên lý, vô phục yên hỏa" (Nhìn xa nghìn lý không thấy dấu vết khói lửa).[tham 8] Loạn lan đến khu vực Lưỡng Hoài-Giang Nam, quần hùng địa phương vùng lên kháng địch, trong số Thập Quốc thì Ngô và Sở kiến lập theo cách này.[tham 1] Đến thời Đường Chiêu Tông, nhờ nỗ lực của Chu Toàn Trung, loạn Tần Tông Quyền mới chấm dứt.[tham 9]

Ba cánh phiên trấn có ảnh hưởng lớn đối với triều Đường vào hậu kỳ, chính trị đầu thời Ngũ Đại là Chu Toàn Trung (Lương), Lý Khắc Dụng (Tấn) và Lý Mậu Trinh (Kỳ). Tử tôn và bộ thuộc của Lý Khắc Dụng trở thành quân chủ Hậu Đường, Hậu Tấn và Hậu Hán. Lý Khắc Dụng và Chu Toàn Trung vốn đã không hợp,[chú thích 2] hai bên đấu tranh không ngừng cả trên triều đình lẫn dưới phiên trấn. Chu Toàn Trung lợi dụng thế lực trong triều mà đả áp Lý Khắc Dụng, đồng thời thừa cơ uy phục các phiên trấn ở Hà Bắc, thôn tính lãnh địa của Hà Trung quân, Truy Thanh quân và các trấn khác. Việc mở rộng địa bàn khiến cho thế lực của Chu Toàn Trung vượt lên rõ rệt so với Lý Khắc Dụng.[tham 9] Tuy nhiên, khi Lý Mậu Trinh uy hiếp triều đình Đường ở Quan Trung, song vì Lý Khắc Dụng và Chu Toàn Trung can thiệp nên ông ta thất bại. Năm 888, sau khi Đường Chiêu Tông kế vị, tể tướng Thôi Dận và hoạn quan Hàn Toàn Hối (韓全誨) tranh quyền. Đường Chiêu Tông bị Hàn Toàn Hối quản thúc, Thôi Dận khẩn cấp kêu gọi Chu Toàn Trung đến cứu viện. Hàn Toàn Hối buộc Đường Chiêu Tông đến chỗ Lý Mậu Trinh, Chu Toàn Trung suất quân vây khốn Phượng Tường. Năm sau, quân Phượng Tường cạn lương thảo, Lý Mậu Trinh giết Hàn Toàn Hối và các hoạn quan cấp cao khác, hòa giải với Chu Toàn Trung. Chu Toàn Trung thừa cơ nắm giữ đại quyền, khống chế triều đình, còn đồ sát vài trăm hoạn quan, phái binh khống chế Trường An. Thôi Dận sau đó hối hận, có ý muốn thoát khỏi sự uy hiếp của Chu Toàn Trung, ngầm triệu mộ lục quân thập nhị vệ, song bị tai mắt của Chu Toàn Trung ở Trường An phát giác. Năm 904, Chu Toàn Trung giết Thôi Dận, bức bách Đường Chiêu Tông thiên đô đến Lạc Dương, đến tháng 8 cùng năm thì giết Đường Chiêu Tông và lập hoàng tử Lý Chúc làm hoàng đế, tức Đường Ai Đế. Chu Toàn Trung ban đầu muốn sau khi thống nhất Thiên hạ sẽ đoạt vị, song do cuộc chinh phục Hoài Nam kết thúc trong thất bại, đến năm 907, Chu Toàn Trung bức bách Đường Ai Đế thiện nhượng, triều Đường diệt vong, bắt đầu thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Chu Toàn Trung đổi tên thành Chu Hoảng, kiến quốc Hậu Lương, tức Hậu Lương Thái Tổ, cuối cùng định đô tại Biện châu.[tham 9]

Hậu Lương cải cách, Lương-Tấn đối lập

Tuy nhiên, các triều Ngũ Đại chỉ có thể khống chế khu vực Trung Nguyên và Quan Trung, song không giống với tình trạng phiên trấn chung một chủ thời Đường, phạm vi thế lực chủ yếu của Ngũ Đại không vượt ra khỏi khu vực Hoa Bắc, chỉ có thể nói là triều đình kiểu phiên trấn.[tham 11] Sau khi triều Đường diệt vong, có phiên trấn tôn Ngũ Đại là tông chủ, một số vẫn còn ủng hộ Đường thất, họ cố thủ bảo toàn ranh giới hoặc xưng đế tranh thiên hạ. Bất chấp sách lược đối ngoại có thế nào, các phiên trấn này đều độc lập tự chủ, trong đó có 10 quốc gia đại diện xuất hiện không đồng thời, sử gọi là Thập Quốc.[tham 12] Ở phương Bắc, quy phục Hậu Lương có thể kể đến như Nghĩa Vũ quân của Bắc Bình vương Vương Xử Trực, Thành Đức quân của Triệu vương Vương Dung; các phiên trấn bán độc lập gồm: Phượng Tường quân (nước Kỳ) của Lý Mậu Trinh, Lô Long quân (nước Yên của Lưu Nhân Cung, Hà Đông quân (nước Tấn) của Lý Khắc Dụng. Ở đất Thục, Tây Xuyên tiết độ sứ Vương Kiến kiến lập nước Tiền Thục. Tại vùng Hồ-Quảng; Kinh Nam tiết độ sứ Cao Quý Hưng chiếm cứ khu vực Giang Lăng, sang thời Hậu Đường thì kiến lập nước Kinh Nam; ở Hồ Nam, Vũ An tiết độ sứ Mã Ân kiến lập nước Sở; ở vùng Lưỡng Quảng (Lĩnh Nam), có Thanh Hải tiết độ sứ Lưu Ẩn, sau khi Lưu Nghiễm kế nhiệm thì lập nước Nam Hán. Tại Giang Nam, Hoài Nam tiết độ sứ Dương Hành Mật chiếm cứ đất Ngô ở Lưỡng Hoài, sau kiến lập nước Ngô; ở Chiết Giang, Tiền Lưu kiến lập nước Ngô Việt; ở Phúc Kiến, Vương Thẩm Tri kiến lập nước Mân.[tham 11] Ngoài ra, ở Giao Chỉ, Tĩnh Hải quân tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tự lập, trong lịch sử Việt Nam gọi là họ Khúc, khởi đầu việc Việt Nam thoát ly khỏi lịch sử Trung Quốc.[tham 13] Người Đảng Hạng hợp thành Định Nan quân, cát cứ tự lập ở Hạ châu thuộc Thiểm Bắc. Ở Qua châu thuộc Hà Tây, Quy Nghĩa quân từng lập nên Kim Sơn Quốc.

Thời nhà Hậu Lương (907-923)
  Tấn (晉), tiền thân của Hậu Đường

Hậu Lương Thái Tổ tiến hành không ít các cải cách mạnh mẽ nhằm chống lại những điều tiêu cực vào hậu kỳ triều Đường, ngoài ra ông còn rất chán ghét hoạn quan, từng cự tuyệt các hoạn quan từ phương Nam đến kinh thành tị nạn [tham 14] giết chết hoặc áp bức quan viên cao cấp triều Đường, song sử dụng những sĩ nhân "thất ý" như Lý Chấn, Kính Tường, còn nghe theo kiến nghị của Lý Chấn mà đồ sát 30 danh cao quan như tể tướng Bùi Xu, Thôi Viễn, sử gọi là Bạch Mã chi họa.[tham 15] Các sĩ nhân này trọng thực tế và khinh danh nghĩa, là đại biểu cho các nhân vật chính trị thời Ngũ Đại Thập Quốc.[tham 16] Trên phương diện kinh tế, Hậu Lương xem trọng phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thuế má. Trên phương diện quân sự, Hậu Lương rất nghiêm nhặt, nếu như tướng chiến tử, binh sĩ dưới quyền đều bị chém đầu, xưng là "bạt đội trảm". Tuy nhiên vào những năm cuối, Hậu Lương Thái Tổ hoang dâm vô độ, thậm chí trái với luân lý, thường triệu thê của các con vào cung để hầu hạ. Trên phương diện ngoại giao, những năm đầu Hậu Lương lập quốc, hầu như tất cả các quốc gia và phiên trấn đều tuyên bố thần phục, chỉ có Tấn, Kỳ, Tiền Thục, và Ngô là đối địch với Hậu Lương, dùng niên hiệu cũ của triều Đường nhằm thể hiện tôn thờ Đường thất. Trong đó, nước Tấn của Lý Khắc Dụng là tử địch của Hậu Lương Thái Tổ, sau khi khai quốc, Hậu Lương Thái Tổ liền bắc phạt đánh Tấn, tại Lộ châu (nay thuộc Trường Trị, Sơn Tây) lâm vào thế ngang ngửa với Lý Khắc Dụng, sử gọi là chiến dịch Lộ châu. Sau khi Lý Khắc Dụng qua đời do lo âu và kiệt sức, con ông là Lý Tồn Úc giành được thắng lợi với sự phụ tá của Lý Khắc NinhTrương Thừa Nghiệp. Năm 910, Hậu Lương Thái Tổ nghi ngờ Thành Đức quân và Tấn bí mật liên kết, vì thế suất quân tiến đánh, khiến Thành Đức tiết độ sứ Vương Dung và Nghĩa Vũ tiết độ sứ Vương Xử Trực quay sang với Lý Tồn Úc. Lý Tồn Úc suất quân đến Bách Hương, đánh tan quân Hậu Lương, cứu viện thành công Thành Đức quân, còn nguyên khí quân Hậu Lương tổn hao nặng nề, sử gọi là trận Bách Hương. Ở xa hơn về phía bắc, Lưu Thủ Quang là người tàn bạo, cũng là một địch thủ mạnh của Tấn. Năm 909, Lưu Thủ Quang được Hậu Lương Thái Tổ phong làm Yên vương, ba năm sau, Lưu Thủ Quang xưng đế, kiến lập nước Yên. Năm sau, Lý Tồn Úc phái Chu Đức Uy tiến đánh Lưu Thủ Quang, Hậu Lương Thái Tổ tự suất quân cứu viện cho Lưu Thủ Quang, song bị quân Tấn đánh tan. Cuối cùng, đến mùa đông năm 903, U châu thất thủ, Lưu Thủ Quang sau đó bị quân Tấn bắt giữ.[tham 11]

Sau khi chiến bại, Hậu Lương Thái Tổ triệt thoái về Lạc Dương, sau lâm bệnh nặng, thứ tử Chu Hữu Khuê bất mãn vì phụ hoàng có ý muốn lập con nuôi là Chu Hữu Văn làm thái tử,[tham 17] nên thừa cơ sát hại phụ hoàng rồi kế vị. Tuy nhiên, Chu Hữu Khuê hoang dâm vô độ, không được lòng người, đến năm 913 thì em trai là Chu Hữu Trinh liên hiệp với Thiên Hùng (tức Ngụy Bác) tiết độ sứ Dương Sư Hậu tiến đánh đoạt vị. Sau khi Dương Sư Hậu qua đời, các phiên trấn ở Hà Bắc như Thiên Hùng quân liên tiếp quy phục Tấn. Năm 916, tại Ngụy châu, quân Hậu Lương thảm bại trước quân Tấn, biên cương phía bắc của Hậu Lương chỉ có thể cố gắng duy trì tại bờ nam Hoàng Hà. Năm 918, Lý Tồn Úc lại suất quân nam chinh, đối kháng với quân Hậu Lương ở khu vực Bộc châu. Quân Hậu Lương lại thảm bại, song tướng Tấn Chu Đức Uy cũng chiến tử, chiến tranh Lương-Tấn sau đó bước vào một thời kỳ yên lặng. Năm 921, Trương Văn Lễ giết Thành Đức tiết độ sứ Vương Dung, khống chế Thành Đức quân, liên hiệp với Khiết Đan Quốc và Hậu Lương để đối kháng với Tấn. Tuy nhiên, Lý Tồn Úc suất quân đến Trấn châu (trị sở nay thuộc huyện Chính Định, Hà Bắc), đánh tan liên quân Triệu-Lương, lại đoạt được Hà Bắc tam trấn. Ngày Kỷ Tị (25) tháng 4 năm Quý Mùi (13 tháng 5 năm 923), Lý Tồn Úc xưng đế, tức Hậu Đường Trang Tông, kiến lập Hậu Đường, không lâu sau lại tiến hành nam chinh. Tướng Hậu Lương là Vương Ngạn Chương chọn phương thức khiên chế ở Vận châu (nay thuộc Đông Bình, Sơn Đông), ngăn chặn thành công quân Hậu Đường ở phụ cận Dương Lưu (nay thuộc Đông A, Sơn Đông). Hai bên lâm vào thế bế tắc trong một thời gian dài, quân Hậu Đường không có đủ quân lương, có ý triệt thoái. Tuy nhiên, trong triều đình Hậu Lương, Triệu NhamTrương Hán Kiệt tiến sàm ngôn, khiến Vương Ngạn Chương bị triệu về, Hậu Đường Trang Tông lại suất quân qua Vận châu, đến tiến công Biện châu đang không được phòng bị. Ngày Mậu Dần tháng 10 (tức 18 tháng 11 năm 923), Chu Hữu Trinh thấy không đối phó nổi nên cùng với hoàng hậu tự sát, Hậu Lương diệt vong.[tham 11]

Hậu Đường mở đất và nội loạn

Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc diệt Hậu Lương, kiến lập Hậu Đường. Trong thời gian tại vị, quốc lực cường thịnh.

Sau khi tiêu diệt Hậu Lương, Hậu Đường Trang Tông định đô tại Lạc Dương. Đương thời, Hà Bắc tam trấn đã được bình định, quốc lực Hậu Đường cường thịnh. Nước Kỳ của Lý Mậu Trinh xưng thần với Hậu Đường, Hậu Đường Trang Tông phong Lý Mậu Trinh là Kỳ vương. Năm 924, Lý Mậu Trinh qua đời, Hậu Đường Trang Tông bổ nhiệm con trưởng của mình là Lý Kế Ngập giữ chức Phượng Tường tiết độ sứ, thôn tính nước Kỳ. Sau khi kiến quốc, Vương Kiến tại Thục chú trọng vào việc cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, tăng cường thủy lợi, Tiền Thục về mặt kinh tế và quân sự đều rất cường thịnh. Tuy nhiên, sau khi Vương Kiến qua đời vào năm 918, con là Vương Diễn lại xa xỉ vô độ, tàn bạo ngu tối. Năm 925, Hậu Đường Trang Tông phái Quách Sùng Thao và Lý Kế Ngập suất quân đánh chiếm Thành Đô, Vương Diễn đầu hàng vào ngày Bính Thìn tháng 11 (15 tháng 12), Tiền Thục diệt vong.

Mặc dù đối ngoại cường thịnh, song mâu thuẫn nội bộ Hậu Đường lại ngày càng lớn. Sau khi Hậu Đường Trang Tông định đô ở Lạc Dương, ông chiêu hồi hoạn quan về đảm nhiệm các chức vụ trọng yếu, tin dùng nhóm người bảo thủ như Lý Tập Cát, gần như tương đồng với nền chính trị hậu kỳ triều Đường, triều chính ngày càng bại hoại.[tham 16] Hậu Đường Trang Tông tự nhận định cơ nghiệp đã vững vàng, không chuyên tâm triều chính, tứ tình túng dục, tự dùng nghệ danh "Lý Thiên Hạ", tin dùng đám người như linh nhân Kính Tân Ma, linh quan Cảnh Tiến. Đương thời, quân đội có quy mô lớn, quốc khố eo hẹp, song Lưu hoàng hậu can dự việc triều chính, tham lam yêu tiền bạc, đưa một nửa số thuế thu được đến hậu cung, khiến triều đình phải giảm bớt quân lương để chi cho các khoản khác, do vậy mà xuất hiện tâm lý bất mãn, sau khi chinh phục được Tiền Thục thì quân Hậu Đường tiến hành binh biến.[tham 18]

Sau khi Quách Sùng Thao hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Tiền Thục, Lý Kế Ngập cảm thấy bất mãn do không được tham dự sâu vào quân vụ. Lý Kế Ngập mật báo với triều đình, có ý muốn hãm hại Quách Sùng Thao. Hậu Đường Trang Tông có ý điều tra trước rồi sau mới quyết định, song Lý hoàng hậu tự ý mệnh cho Lý Kế Ngập xử tử Quách Sùng Thao. Năm 926, Quách Sùng Thao bị giết, quân Đường lòng quân tan tác, xảy ra binh biến khắp nơi. Lưu hoàng hậu không muốn đem của cải của mình ra để lạo quân, khiến tình hình càng thêm tồi tệ.[tham 19] Không lâu sau, binh lính Ngụy Bác quân do Triệu Tại Lễ suất lĩnh nổi dậy ở Ngụy châu (nay thuộc Đại Danh, Hà Bắc), Hậu Đường cho Lý Chiêu Vinh đi trấn áp song thất bại, Hậu Đường Trang Tông buộc phải phái Lý Tự Nguyên đem quân đi bình định. Tại Ngụy châu, Lý Tự Nguyên nhận được sự ủng hộ của bộ chúng và loạn quân, quay sang đem quân tiến về phía nam đánh lại Hậu Đường Trang Tông. Quân Hậu Đường ở các nơi không muốn tác chiến vì Hậu Đường Trang Tông, Biện châu và Lạc Dương liên tiếp bị chiếm, Hậu Đường Trang Tông bị tên lạc giết chết trong cảnh nội loạn.[tham 20] Sau khi tiến vào Lạc Dương, Lý Tự Nguyên đồ sát các quan lại và xưng đế, tức Hậu Đường Minh Tông, Lý Kế Ngập tự sát ở Trường An.[tham 18]

Trong thời gian chấp chính, Hậu Đường Minh Tông trừ bỏ các tệ chính dưới thời Hậu Đường Trang Tông, triều chính dần ổn định. Ông diệt trừ hoạn quan, tin dùng sĩ nhân; triệt tiêu không ít cơ quan dư thừa, thiết lập cơ quan tài chính như tam ty; đề xướng tiết kiệm, củng cố thủy lợi, quan tâm đến nỗi thống khổ của bách tính; tăng cường quân lực trung ương, kiến lập thị vệ thân quân để áp chế phiên trấn. Đây là một giai đoạn ổn định hiếm thấy vào thời Ngũ Đại, sử gia nhận định Hậu Đường Minh Tông là minh quân chỉ đứng sau Hậu Chu Thế Tông vào thời Ngũ Đại, một số chế độ do ông lập ra sau được triều Tống kế thừa.[tham 16] Song đến những năm cuối Triều đại của Hậu Đường Minh Tông, Hậu Đường lại xảy ra tình trạng nội loạn. Năm 933, Hậu Đường Minh Tông lâm trọng bệnh, con là Lý Tòng Vinh đoạt vị rồi bị giết chết, ấu tử là Lý Tòng Hậu kế vị, tức Hậu Đường Mẫn Đế. Đương thời, hai vị đại tướng của Hậu Đường Minh Tông: con nuôi Lý Tòng Kha nhậm chức Phượng Tường tiết độ sứ, con rể Thạch Kính Đường nhậm chức Hà Đông tiết độ sứ, đều có binh lực hùng mạnh. Tể tướng Chu Hoằng Chiêu, Phùng Bản chủ trương tước bỏ binh quyền của các tiết độ sứ, song lại châm ngòi cho binh biến. Năm 934, Lý Tòng Kha đem quân tiến đến Lạc Dương, Hậu Đường Mẫn Đế bị Thạch Kính Đường bắt giữ trên đường chạy đến Ngụy châu, cuối cùng bị Lý Tòng Kha giết. Lý Tòng Kha xưng đế, tức Hậu Đường Mạt Đế.[tham 18] Trong lúc Trung Nguyên có rối loạn, xảy ra sự kiện Hậu Thục độc lập. Nguyên do là sau khi Tiền Thục diệt vong, Hậu Đường Trang Tông bổ nhiệm Mạnh Tri Tường làm Tây Xuyên tiết độ sứ, không lâu sau Hậu Đường Minh Tông đoạt vị, Mạnh Tri Tường luyện binh để thực hiện ý đồ độc lập. Năm 932, sau khi thôn tính Đông Xuyên quân của Đổng Chương, Mạnh Tri Tường được Hậu Đường Minh Tông phong làm Thục vương, đến khi Hậu Đường Mạt Đế phát động nội loạn, Mạnh Tri Tường xưng đế, kiến quốc Hậu Thục. Cùng năm đó, Mạnh Tri Tường qua đời, con là Mạnh Sưởng kế vị. Mạnh Sưởng cai trị tốt đẹp, lãnh thổ được mở rộng, Hậu Thục duy trì cục diện hòa bình trong vòng 30 năm.[tham 18]

Thời nhà Hậu Đường (923-936)

Ngay từ thời Hậu Đường Minh Tông, Hậu Đường Mạt Đế và Thạch Kính Đường đã phân bì không hợp tác. Sau khi Hậu Đường Mạt Đế kế vị, ông rất nghi kị Thạch Kính Đường, Thạch Kính Đường lo sợ và trong lòng có ý muốn vùng dậy.[tham 21] Năm 926, Hậu Đường Mạt Đế điều nhiệm Thạch Kính Đường đến Thiên Bình quân, lại mệnh cho Trương Kính ĐạtDương Quang Viễn suất quân hối thúc. Thạch Kính Đường nghe theo kiến nghị của Tang Duy HànLưu Tri Viễn, quyết định mượn binh Khiết Đan Quốc để nổi dậy, còn xưng là "con" với Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang, xin cắt nhượng Yên Vân thập lục châu cho người Khiết Đan.[chú thích 3] mỗi năm dâng tặng 30 vạn thất lụa. Trương Kính Đạt nghe tin về vụ nổi dậy, liền suất quân vây đánh thành Thái Nguyên, Thạch Kính Đường kiên trì cố thủ. Đương thời, Lô Long quân của Triệu Đức Quân và quốc chủ Khiết Đan Da Luật Đức Quang có ý hợp tác cùng thôn tính Trung Nguyên, Thạch Kính Đường hết sức lo sợ, lập tức lệnh cho Tang Duy Hàn đến gặp Da Luật Đức Quang. Tang Duy Hàn quỳ gối trước trướng của người Khiết Đan, ra sức cầu xin, khiến Da Luật Đức Quang từ bỏ kế hoạch hợp tác với Triệu Đức Quân. Da Luật Đức Quang suất quân giải vây cho Thạch Kính Đường, trợ giúp Thạch Kính Đường kiến quốc Hậu Tấn tại Thái Nguyên, tức Hậu Tấn Cao Tổ. Năm 937, quân Hậu Tấn và quân Khiết Đan tiến về phía nam, Dương Quang Viễn, Triệu Đức Quân và các trấn khác liên tiếp đầu hàng. Quân Hậu Tấn tự mình đánh Lạc Dương, Hậu Đường Mạt Đế phóng hỏa tự sát, Hậu Đường diệt vong. Hậu Tấn Cao Tổ định đô ở Biện châu, và cắt nhượng Yên Vân thập lục châu cho Khiết Đan Quốc theo cam kết trước đây, và từ đó Khiết Đan Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Ngũ Đại.[tham 18]

Giang Nam khuếch trương

Đến thời Hậu Tấn, quốc lực Ngũ Đại không còn được như trước, đương thời thường bị Khiết Đan Quốc uy hiếp. Ở Giang Nam, Ngô và hậu kế Nam Đường có quốc thế cường thịnh, họ lựa chọn sách lược liên hiệp với Khiết Đan Quốc ở phương bắc để hạn chế Ngũ Đại, nhiều lần tiến đánh các nước xung quanh, thế lực càng lớn thêm, trở thành một mối uy hiếp lớn đối với Vương triều Trung Nguyên. Nước Ngô vốn do Hoài Nam tiết độ sứ Dương Hành Mật đặt nền móng, ngay từ loạn Tần Tông Quyền, bộ thuộc của Tần Tông Quyền là Tất Sư Đạc đã đem quân đánh Dương châu, Dương Hành Mật phát triển thế lực cát cứ trong quá trình kháng địch, cuối cùng kiến lập nước Ngô.[tham 1] Năm 902, Dương Hành Mật được triều đình Đường phong làm Ngô vương, kiến đô ở Quảng Lăng, gọi là Giang Đô phủ. Trong thời gian chấp chính, Dương Hành Mật khuyến khích cày cấy và trồng dâu nuôi tằm, ổn định kinh tế, khiến khu vực Giang Hoài dần phục hồi. Về mặt đối ngoại, Dương Hành Mật lại ủng hộ Đường thất, đối địch với Tuyên Vũ quân của Chu Toàn Trung (sau là Hậu Lương Thái Tổ). Năm 905, Dương Hành Mật qua đời, con là Dương Ác kế vị. Năm sau, Chung Truyền ở vùng Giang Tây qua đời, các con nội loạn, Dương Ác thừa cơ phái Tần Bùi công chiếm Giang Tây, thống nhất Giang Hoài. Tuy nhiên, Dương Ác đam mê chơi đùa và thưởng nhạc, lại nghi kỵ công thần, do vậy các đại thần Trương HạoTừ Ôn phát động binh biến, giết chết Dương Ác. Năm 908, Từ Ôn ủng hộ em của Dương Ác là Dương Long Diễn lên ngôi, rồi trừ bỏ Trương Hạo, triệt để nắm giữ đại quyền nước Ngô.[tham 22][tham 23][tham 24]

Hình đại thần Hàn Hy Tái của Nam Đường

Sau khi nắm giữ đại quyền nước Ngô, Từ Ôn nhiều lần tiến đánh nước Ngô Việt song không đạt được thành quả, đến cuối thời Hậu Lương thì mới hòa đàm. Sau khi triều Đường diệt vong, nước Ngô không thừa nhận địa vị tông chủ của Hậu Lương, vẫn tiếp tục sử dụng niên hiệu của Đường Ai Đế, song đến năm 919 thì nước Ngô cải nguyên, chính thức cắt đứt quan hệ với triều Đường không còn tồn tại. Về đối nội, Từ Ôn dần trừ bỏ hết các cựu tướng của họ Dương, củng cố thế lực của bản thân, song con trưởng là Từ Tri Huấn chuyên chính, kiêu ngạo ngang ngược, tùy tiện; thậm chí từng có lần lấn hiếp Ngô vương Dương Long Diễn, cuối cùng bị bộ hạ là Chu Cẩn sát hại. Con nuôi của Từ Ôn là Từ Tri Cáo bình định rối loạn, Từ Tri Cáo hết sức hiếu cẩn với Từ Ôn, cuối cùng trở thành người kế thừa chính quyền của Từ Ôn.[tham 25] Dương Long Diễn uất hận mà qua đời, con là Dương Phổ kế vị, đến năm 927 thì xưng đế, tức Ngô Duệ Đế. Năm 927, Từ Ôn qua đời, được truy phong là Tề vương, Từ Tri Cáo kế vị, trở thành người thống trị trên thực tế của nước Ngô. Từ Tri Cáo sinh hoạt tiết kiệm, tôn trọng Ngô Đế và các tướng lĩnh, rất được lòng người.[tham 26] Năm 937, Từ Tri Cáo soán vị Ngô Duệ Đế, kiến lập nước Tề, định đô ở Kim Lăng, gọi là Giang Ninh phủ, nay thuộc Nam Kinh của Giang Tô. Hậu Đường diệt vong cùng năm đó, hai năm sau thì Từ Tri Cáo tự xưng là hậu duệ Đường thất, đổi tên Lý Biện, kiến quốc Nam Đường, tức Nam Đường Liệt Tổ.[tham 27] Sau khi kiến quốc, Lý Biện chọn chính sách để dân chúng nghỉ ngơi, hữu hảo với các nước lân cận, quốc lực tiếp tục cường thịnh. Năm 943, Lý Biện qua đời, con là Lý Cảnh kế vị, tức Nam Đường Nguyên Tông. Đầu thời gian trị vì của Lý Cảnh, quốc lực Nam Đường vẫn cường thịnh, về đối ngoại thì liên minh hòa hảo với triều Liêu để áp chế Hậu Chu, đối với các quốc gia xung quanh thì thừa cơ xâm nhập, liên tiếp diệt nước Mân và nước Sở.[tham 23][tham 24]

Tiền Lưu, quốc vương khai quốc của Ngô Việt

Ở đông nam của Nam Đường có nước Ngô Việt và nước Mân. Người kiến lập nước Ngô Việt là Trấn Hải-Trấn Đông tiết độ sứ Tiền Lưu, thủ đô là Hàng châu, cương vực nhìn chung tương đương với tỉnh Chiết Giang ngày nay. Năm 907, Tiền Lưu được Hậu Lương phong làm Ngô Việt vương, tức Ngô Việt Thái Tổ. Trong thời gian tại vị, Tiền Lưu thúc đẩy kinh tế, bảo vệ cương giới và yên ổn dân chúng. Về mặt đối ngoại, Ngô Việt tôn Ngũ Đại là tông chủ quốc, đối đầu với Ngô rồi Nam Đường, chính sách đó được duy trì cho đến khi vong quốc. Ngoài ra, Ngô Việt còn từng phái sứ sang sách phong cho quốc vương các nước như Bột Hải Quốc, Tân La, các nước trong vùng biển lân cận đều tôn là quân trưởng.[tham 23][tham 24] Nước Mân do Phúc Kiến quan sát sứ Vương triều kiến lập, ông ta cùng với em là Vương Thẩm Tri khống chế khu vực Phúc Châu, sau được phong làm Uy Vũ tiết độ sứ, cương vực ước đoán tương đương với tỉnh Phúc Kiến hiện nay. Sau khi Vương Thẩm Tri chấp chính, đến năm 909 thì được Hậu Lương phong làm Mân vương, tức Mân Thái Tổ. Trong thời gian tại vị, Vương Thẩm Tri đề xướng việc tiết kiệm, cho dân chúng nghỉ ngơi, xưng thần với Ngũ Đại, khiến nước Mân phát triển nhanh chóng. Năm 925, sau khi Vương Thẩm Tri qua đời, những người kế vị, tông thất và đại thần nghi kị tranh đấu lẫn nhau, khiến nước Mân dần suy yếu.[tham 23][tham 24]

Năm 943, em trai của Mân Cảnh Tông Vương Diên HyVương Diên Chính xưng đế ở Kiến châu (nay thuộc Kiến Âu, Phúc Kiến), đặt quốc hiệu là "Ân". Năm sau, Vương Diên Hy bị đại thần sát hại, trong nước đại loạn. Năm 945, Vương Diên Chính cải quốc hiệu thành Mân. Cùng năm, Nam Đường Nguyên Tông Lý Cảnh thừa cơ tiến đánh nước Mân, công hạ Kiến châu, Mân diệt vong. Tuy nhiên, Ngô Việt cũng thừa cơ vượt qua ranh giới, tướng Mân là Lý Nhân Đạt đem Phúc châu nương nhờ Ngô Việt, còn Thanh Nguyên quân tiết độ sứ Lưu Tòng Hiệu chiếm cứ Tuyền châu và Chương châu. Nam Đường cuối cùng chỉ đoạt được Kiến châu và Đinh châu (nay thuộc tây bắc bộ Phúc Kiến), còn quan hệ với Ngô Việt thì tiếp tục xấu đi. Không lâu sau, Nam Đường thừa cơ Sở có nội loạn, năm 951 phái Biên Hạo đánh diệt Sở, song năm sau tướng Sở là Lưu Ngôn khởi binh phản kháng, khiến Nam Đường mất khu vực Hồ Nam. Nam Đường dụng binh trong nhiều năm, quốc lực bị tiêu hao đi rất nhiều, kết quả để mất một phần lớn lãnh địa. Lại thêm Lý Cảnh là người nhu hòa, thích nghe lời xu ninh và ghét lời nói ngay thẳng, vì vậy đám người tiểu nhân tranh nhau tiến tước, chính sự ngày một bại hoại. Năm 957, Hậu Chu thừa cơ phát binh đánh Nam Đường. Lý Cảnh chiến bại, phải cắt nhượng 14 châu Giang Bắc cho Hậu Chu, đồng thời tự bãi bỏ đế hiệu, chỉ xưng là Giang Nam quốc chủ, nguyên khí Nam Đường bị tổn hại nghiêm trọng. Thái tử Lý Hoằng Ký là người có tài năng quân sự, cho rằng thúc phụ Lý Cảnh Toại có ý muốn đoạt vị nên hạ độc giết chết, song sau đó Lý Hoằng Ký cũng qua đời. Lý Cảnh cải lập người con thứ năm là Lý Dục làm Thái tử, song Lý Dục lại có khí chất thư sinh quá lớn. Để tránh bị quân Hậu Chu và quân Ngô Việt liên hiệp xâm nhập Kim Lăng, Lý Cảnh thiên đô đến Hồng châu, tức Nam Xương phủ. Năm 961, Lý Cảnh qua đời, Lý Dục tức vị, tức Nam Đường Hậu Chủ, hoàn đô về Kim Lăng phủ. Đến lúc này, Nam Đường không còn uy hiếp được Ngũ Đại, chỉ có thể bảo cảnh an dân.[tham 23][tham 24]

Hồ Quảng nội loạn

Thời nhà Hậu Tấn (936-947) và nhà Hậu Hán (947-950)Sau năm 945, lãnh thổ nước Mân trước đây bị phân chia giữa Nam Đường, Ngô Việt và Thanh Nguyên quân

Ở vùng Hồ Quảng có các nước Kinh Nam, Sở và Nam Hán. Nước Kinh Nam còn gọi là Nam Bình hay Bắc Sở,[chú thích 4] cương vực ước chừng tương đương với tây bộ tỉnh Hồ Bắc hiện nay. Quân chủ kiến quốc của Kinh Nam là Cao Quý Hưng, ông nguyên là tướng lĩnh của Hậu Lương Thái Tổ, đến năm 907 thì được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ, thủ phủ tại Giang Lăng. Kinh Nam đất hẹp nước yếu, xưng thần với các nước xung quanh. Các quân chủ Kinh Nam Cao Quý Hưng và Cao Tòng Hối ham chiếm đoạt cống phẩm của các nước nên ngăn chặn chiếm đoạt, khi bị các nước phát binh uy hiếp thì nguyện quy phục, được gọi là "Cao Lại Tử". Sau khi Hậu Lương diệt vong, Cao Quý Hưng chuyển sang xưng thần với Hậu Đường, đến năm 924 thì được Hậu Đường Trang Tông phong làm Nam Bình vương. Đến khi Hậu Đường diệt Tiền Thục, Cao Quý Hưng biểu thị ý nguyện hiệp trợ phạt Thục, song không có hành động trên thực tế, song sau đó lại thỉnh cầu Hậu Đường cắt cho một phần đất Thục. Điều này khiến cho Hậu Đường Minh Tông rất tức giận, và quyết định phát binh nam chinh, song do Giang Nam đang là mùa mưa nên quân Hậu Đường gặp khó khăn trong tiếp tế lương thảo, buộc phải triệt thoái. Quan hệ giữa Kinh Nam và Hậu Đường phải đến thời Cao Tòng Hối kế vị thì mới lại hòa hảo.[tham 23][tham 24]

Nước Sở do Vũ An tiết độ sứ Mã Ân kiến lập. Thời loạn Tần Tông Quyền, bộ thuộc của Tần Tông Quyền là Tôn Nho tiến đánh Lưỡng Hoài của Dương Hành Mật song chiến bại bị giết, bộ tướng của Tôn Nho là Mã Ân đem một bộ phận binh mã vượt qua Giang Tây đến cát cứ ở Hồ Nam.[tham 1] Năm 907, sau khi Hậu Lương được kiến lập, Mã Ân xưng thần với Hậu Lương, được phong làm Sở vương, tức Vũ Mục vương. Thế lực của Mã Ân bao trùm lên khu vực nay là tỉnh Hồ Nam và bắc bộ Quảng Tây, về đối ngoại thì Sở thần phục các triều Ngũ Đại, về đối nội thì bình định loạn quân, cường phiên, chọn chính sách bảo cảnh an dân, khiến quốc thế nước Sở cường thịnh. Năm 927, Hậu Đường phong Mã Ân làm Sở quốc vương, định đô ở Đàm châu, tức Trường Sa phủ. Sang thời Sở Văn Chiêu vương Mã Hy Phạm, nước Sở mở rộng đến khu vực nay là đông bắc bộ Quảng Tây, quốc thế rất thịnh. Tuy nhiên, sau khi Mã Hy Phạm qua đời năm 945, quốc thế nước Sở đại loạn, các tướng Sở ủng hộ Mã Hy Quảng kế lập, khiến một người con khác là Mã Hy Ngạc bất mãn và làm phản. Năm 950, Mã Hy Ngạc hạ được thành Trường Sa, tức Sở Cung Hiếu vương. Tuy nhiên, Mã Hy Ngạc là người túng tửu hoang dâm, khiến tướng Sở là Chu Quỳ, Chu Hành Phùng làm phản. Họ ủng hộ một người trong tông thất họ Mã là Mã Quang Huệ làm Vũ Bình tiết độ sứ, còn Lưu Ngôn là Vũ Bình quân lưu hậu, suất quân chiếm cứ Lãng châu (nay thuộc Thường Đức, Hồ Nam). Không lâu sau, Từ Uy lại ủng hộ Mã Hy Sùng làm Vũ An quân lưu hậu, trục xuất Mã Hy Ngạc. Tuy nhiên, Mã Hy Ngạc chạy đến Hành Sơn thì lại được ủng hộ lên ngôi. Sau khi nước Sở bị phân chia giữa ba phe: Mã Quang Huệ, Mã Hy Sùng, Mã Hy Ngạc, đến năm 951 thì Nam Đường Nguyên Tông Lý Cảnh thừa cơ phái Biên Hạo công chiếm Trường Sa, Mã Hy Sùng và Mã Hy Ngạc lần lượt đầu hàng, nước Sở mất. Đồng thời, Nam Hán chiếm lấy Quế châu (nay là khu vực Quế Lâm, Quảng Tây), chiếm cứ toàn địa khu Lĩnh Nam. Năm sau, Vũ Bình quân lưu hậu Lưu Ngôn không muốn đầu hàng, quyết định phái Vương Quỳ và Chu Hành Phùng đánh hạ Đàm châu, đến lúc này Nam Đường quyết định rút hoàn toàn khỏi khu vực Hồ Nam. Lưu Ngôn được Hậu Chu phong làm Vũ Bình tiết độ sứ, song do đối lập với Vương Quỳ nên bị Vương Quỳ và Chu Hành Phùng truất phế và giết chết. Tuy nhiên, Vương Quỳ tham lam vô độ, bị bộ hạ là Phan Thúc Tự sát hại, cuối cùng Chu Hành Phùng trở thành người cai quản Vũ Bình quân. Chu Hành Phùng loại bỏ những điều xấu xa trong nền chính trị của Sở trước đây, yêu thương và bảo hộ bách tính, đề xướng liêm khiết, nghiêm khắc với tướng lĩnh. Khu vực Hồ Nam khôi phục tình hình bình ổn, kéo dài cho đến khi Chu Hành Phùng qua đời vào năm 962.[tham 23][tham 24]

Nam Hán do Thanh Hải tiết độ sứ Lưu Ẩn đặt nền móng, năm 907, Lưu Ẩn được Hậu Đường phong làm Bành quận vương, cuối cùng được phong làm Nam Hải vương. Sau khi ổn định vững chắc Lĩnh Nam, Lưu Ẩn trọng dụng sĩ nhân địa phương,[tham 28] đặt cơ sở cho việc kiến quốc trong tương lai. Năm 911, Lưu Ẩn qua đời, em là Lưu Nghiễm kế vị. Năm 919, sau khi thống nhất Lĩnh Nam, Lưu Nghiễm xưng đế, tức Nam Hán Cao Tổ; đặt quốc hiệu là "Đại Việt", định đô ở Phiên Ngung, hiệu Hưng vương phủ; năm sau cải quốc hiệu thành Hán, tức Nam Hán. Lưu Nghiễm hòa hảo với các nước lân cận, mở rộng chế độ khoa cử. Tuy nhiên, bản thân Lưu Nghiễm lại tàn khốc xa xỉ, thường giết người để làm trò tiêu khiển, sủng hạnh hoạn quan, chính sự không yên ổn. Năm 942, Nam Hán Cao Tổ qua đời, con là Lưu Phần kế vị, tức Nam Hán Thương Đế. Lưu Phần tham lam, thích hưởng lạc, đương thời có cuộc nổi dậy của Trương Ngộ Hiền, năm sau thì Lưu Phần bị em là Lưu Thịnh giết chết. Lưu Thịnh tự lập làm hoàng đế, tức Nam Hán Trung Tông. Trong thời gian tại vị, Lưu Thịnh đoạt được Dung châu (nay thuộc Bắc Lưu, Quảng Tây) và Ung châu (nay thuộc Nam Ninh, Quảng Tây) của Sở, đề xướng việc sử dụng hình phạt nghiêm khắc để lập uy, là một người tàn bạo, tiến hành đồ sát hoàng tộc và các đại thần tướng lĩnh, Nam Hán chỉ còn lại hoạn quan và cung nữ chấp chính. Năm 958, sau khi Lưu Thịnh qua đời, con là Lưu Sưởng kế vị, tức Nam Hán Hậu Chủ.[tham 23][tham 24]

Khiết Đan xâm nhập

Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường cắt đất xưng con với Hoàng đế Khiết Đan

Trong lúc Thập Quốc dần dần suy yếu hoặc chỉ còn có thể tự bảo vệ mình, Hậu Tấn liên tục bị uy hiếp từ Khiết Đan Quốc ở phía bắc. Đương thời, Hậu Tấn mới thành lập, tài chính thiếu thốn, phiên trấn không muốn phục tùng. Để giải quyết nguy cơ tài chính, Hậu Tấn Cao Tổ nghe theo kiến nghị của Tang Duy Hàn, tiến hành phương thức an phủ phiên trấn, cung cẩn Khiết Đan, cũng xem trọng nông nghiệp, thương nghiệp để nâng cao kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù Khiết Đan Quốc được Hậu Tấn xoa dịu, song các quan viên cũ tại vùng Yên Vân thập lục châu như Ngô Loan, Quách Sùng Uy lấy làm hổ thẹn khi làm thần của Khiết Đan, không muốn đầu hàng. Phiên trấn các nơi hầu như không phục triều đình Hậu Tấn, một số còn có ý lôi kéo Khiết Đan Quốc để đoạt vị, triều đình Hậu Tấn phải nhờ vào những người như Đỗ Trọng Uy, Lý Thủ Trinh để bình định. Năm 937, Thiên Hùng quân (tức Ngụy Bác quân) tiết độ sứ Phạm Đình Quang làm phản ở Ngụy châu, tướng Trương Tòng Tân được phái đi bình loạn thì quay sang làm phản, giết chết hoàng tử Thạch Trọng TínThạch Trọng Nghệ. Cuối cùng, đến khi liên quân Phạm-Trương tiến sát Khai Phong thì bị Hầu ÍchĐỗ Trọng Uy suất quân đánh tan. Dương Quang Viễn dựa thế có trọng binh mà can dự triều chính, Hậu Tấn Cao Tổ thường miễn cưỡng nghe theo. Sau đó, Dương Quang Viễn câu kết với Khiết Đan Quốc mà nổi dậy, bị Lý Thủ Trinh đánh bại. Năm 942, Thành Đức quân tiết độ sứ An Trọng Vinh chê trách Hậu Tấn Cao Tổ tôn Khiết Đan làm cha, yêu cầu thảo phạt Khiết Đan Quốc. Tuy nhiên, An Trọng Vinh trên thực tế vẫn ngầm qua lại với Khiết Đan, mưu đồ đoạt vị. Hậu Hấn Cao Tổ phái Đỗ Trọng Uy suất quân đánh bại An Trọng Vinh, sử gọi là trận Tông Thành, đưa đầu An Trọng Vinh đến Khiết Đan Quốc. Cùng năm ở phía bắc có Thổ Dục Hồn bộ, song không muốn đầu hàng Khiết Đan Quốc, thủ lĩnh Bạch Thừa Phúc suất bộ chạy trốn đến chỗ Hà Đông tiết độ sứ Lưu Tri Viễn, Khiết Đan Quốc sai sứ đến hỏi tội. Hậu Tấn Cao Tổ buồn tức nên qua đời, đại thần Phùng Đạo, Cảnh Diên Quảng thấy quốc gia có nhiều nguy nan, tôn Thạch Trọng Quý lên kế vị ở Nghiệp Đô (nay thuộc Đại Danh, Hà Bắc), tức Hậu Tấn Xuất Đế.[tham 29]

Do tướng lĩnh và bách tính Hậu Tấn thấy bất mãn trước việc cúi mình tôn thờ ngoại tộc, Hậu Tấn Xuất Đế nghe theo kiến nghị của Cảnh Diên Quảng, bỏ xưng thần mà chuyển sang xưng là cháu với Khiết Đan Quốc. Cảnh Diên Quang có thái độ thù địch mãnh liệt với người Khiết Đan, ông ta giết hại thương nhân Khiết Đan, bắt giữ sứ giả Khiết Đan, nhiều lần gây hấn với Khiết Đan.[tham 30] Những điều này khiến Khiết Đan khả hãn Da Luật Đức Quang phẫn nộ, đến năm 944 thì suất quân nam chinh. Đương thời, Hà Bắc đại hạn, châu chấu tàn phá, quân Khiết Đan đánh chiếm Bối châu (nay thuộc Thanh Hà, Hà Bắc) và những nơi khác rồi quay trở lại. Năm sau, Hậu Tấn Xuất Đế phái Đỗ Trọng Uy suất quân bắc phạt, Da Luật Đức Quang hay tin thì suất đại quân tiến về phương nam, Đỗ Trọng Uy đánh tan quân Khiết Đan tại Bạch Câu (giữa Định Hưng, Tân Thành thuộc Hà Bắc). Tuy nhiên, sau trận Bạch Câu, Hậu Tấn Xuất Đế ngày càng kiêu ngạo xa xỉ, lại cho Phùng Ngọc chấp chính, hối lộ trở nên công khai, triều chính bại hoại. Năm 946, Hậu Tấn Xuất Đến lại phái Đỗ Trọng Uy suất quân bắc phạt, hội chiến với Da Luật Đức Quang tại Hô Đà Hà. Đương thời, Đỗ Trọng Uy có ý muốn đoạt vị, quay sang đầu hàng Da Luật Đức Quang. Da Luật Đức Quang thừa cơ đem liên quân tiến thẳng đến gần Khai Phong, đại tướng Hậu Tấn là Lý Thủ TrinhTrương Ngạn Trạch liên tiếp đầu hàng, cuối cùng Hậu Tấn Xuất Đế cũng ra khỏi thành đầu hàng, Hậu Tấn diệt vong, sử gọi là chiến tranh Liêu diệt Tấn. Năm sau, Da Luật Đức Quang cải quốc hiệu thành "Đại Liêu", tức Liêu Thái Tông, chính thức kiến lập triều Liêu.[tham 31] Liêu Thái Tông vốn rất có thành tâm trong việc mưu hoạch phát triển Trung Quốc, song do thực hiện chính sách "đả thảo cốc" và cướp người làm đầy tớ, khiến cho bách tính Trung Nguyên hợp lại phản kháng. Ở Hà Đông, Lưu Tri Viễn nghe theo kiến nghị của Trương Ngạn Uy, lấy lý do Trung Nguyên vô chủ mà xưng đế, kiến quốc Hậu Hán, tức Hậu Hán Cao Tổ. Liêu Thái Tông không áp chế nổi cục diện, lấy lý do thời tiết nóng nực mà suất quân trở về phương Bắc.[tham 32] Liêu Thái Tông để Tiêu Hàn lưu thủ Khai Phong, Đỗ Trọng Uy lưu thủ Nghiệp Đô; cuối cùng qua đời ở Sát Hồ Lâm (nay là Loan Thành, Hà Bắc), cháu trai là Da Luật Ngột Dục kế vị, tức Liêu Thế Tông.[tham 29]

Sau khi quân Liêu quay về phía bắc, Hậu Hán Cao Tổ bắt đầu thu phục Trung Nguyên. Sau khi biết tin, Tiêu Hàn bắt ép một người thuộc tông thất Hậu Đường là Lý Tòng Ích xưng đế tại Khai Phong, sau đó trở về phương Bắc. Hậu Hán Cao Tổ giết chết Lý Tòng Ích, định đô tại Khai Phong, đồng thời phái Cao Hành Chu cùng Mộ Dung Ngạn Siêu hàng phục Đỗ Trọng Uy trong trận Ngụy châu, các trấn nối tiếp nhau quy phục. Năm 948, Hậu Hán Cao Tổ qua đời, con là Lưu Thừa Hựu kế vị, tức Hậu Hán Ẩn Đế, đồng thời cho Dương Bân, Quách Uy, Sử Hoằng Triệu, và Vương Chương làm đại thần phụ quốc. Đương thời, Hà Trung tiết độ sứ Lưu Thủ Trung nổi dậy, song bị Quách Uy bình định. Sau khi trưởng thành, Hậu Hán Ẩn Đế nghi kỵ các đại thần phụ quốc, cùng Quách Doãn Minh hiệp nghị, năm 950 nhân quân Liêu tiến công Hà Bắc, phái Quách Uy trấn thủ Nghiệp Đô, sau đó đại sát các đại thần như Dương Bân, Sử Hoằng Triệu và Vương Chương, cũng giết người nhà của Quách Uy, triệu Thái Ninh quân tiết độ sứ Mộ Dung Ngạn Siêu cấp tốc nhập kinh. Quách Uy nghe theo kiến nghị của Ngụy Nhân Phổ nên quyết định khởi binh tiến về phương nam, đồng thời phái con nuôi là Sài Vinh trấn thủ Nghiệp Đô. Năm sau, Quách Uy đánh tan quân của Mộ Dung Ngạn Siêu, đánh vào Khai Phong, Hậu Hán Ẩn Đế bị giết. Quách Uy vốn có ý muốn lập con của Lưu Sùng (em Hậu Hán Cao Tổ) là Lưu Vân làm hoàng đế, do vậy trước tiên để Lý thái hậu lâm triều. Đương thời, quân Liêu xâm nhập, Quách Uy xuất quân chống lại, nhưng khi đại quân đến Thiền châu (nay thuộc Bộc Dương, Hà Bắc), quân sĩ ủng hộ Quách Uy xưng đế, đại quân quay trở về Khai Phong. Năm 951, Quách Uy xưng đế, kiến quốc Hậu Chu, tức Hậu Chu Thái Tổ, Hậu Hán mất.[tham 33]

Hậu Chu quật khởi, Bắc Tống thống nhất

Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh, Đệ Nhất minh quân Ngũ Đại

Sau khi Hậu Chu Thái Tổ đăng cơ, Hậu Chu giảm trừ nhược can hà chính, khuyến khích thi hành tiết kiệm, khuynh hướng nhân khẩu chuyển dịch từ đi xuống phía nam thành trở về Trung Nguyên.[tham 34] Tuy nhiên, do Lưu Vân bị giết, khiến các cựu tướng Hậu Hán sau đó không phục triều đình Hậu Chu. Sau khi Hà Đông tiết độ sứ Lưu Sùng biết tin Quách Uy xưng đế, ông ta cũng tự lập làm hoàng đế, kiến quốc Bắc Hán. Lưu Sùng dựa vào viện trợ của người Liêu, tự xưng là "chất hoàng đế" (hoàng đế cháu), chờ cơ hội phạt Hậu Chu. Cựu tướng Hậu Hán là Củng Đình Mỹ và Mộ Dung Ngạn Siêu có ý đồ nổi dậy, song liên tiếp bị Hậu Chu Thái Tổ bình định.[tham 33]

Năm 954, Hậu Chu Thái Tổ qua đời, Sài Vinh kế vị, tức Hậu Chu Thế Tông. Hậu Chu Thái Tông là "đệ Nhất danh quân" thời Ngũ Đại Thập Quốc,[tham 34] mới kế vị đã phải đương đầu với việc Hoàng đế Bắc Hán Lưu Sùng cùng tướng Liêu Dương Cổn (tức Da Luật Địch Lộc) liên hiệp tiến về phía nam. Đương thời, triều đình Hậu Chu kinh sợ, đại đa số chủ trương hành sự thận trọng, tuy nhiên sau đó Hậu Chu Thế Tông có thể tự thân đánh tan liên quân Liêu-Bắc Hán, đồng thời xử trảm các tướng lĩnh sau khi lâm trận mà thoái, sử gọi là trận Cao Bình. Kể từ sau đó, Hậu Chu cải cách chế độ quân sự, tinh giản cấm quân trung ương, bổ sung binh sĩ khỏe mạnh, hình thành cấm quân "điện tiền chư ban". Trên phương diện nội chính, Hậu Chu Thế Tông chiêu phủ dân lưu vong, giảm thiểu trưng thu thuế, ổn định kinh tế trong nước. Hậu Chu chỉnh đốn việc quan lại xử trị ở các địa phương, tuyển mộ văn nhân, trừ bỏ chính trị võ nhân, khiến chính trị Hậu Chu trở nên trong sạch. Năm 955, Hậu Chu Thế Tông phế bỏ Phật tự trong Thiên hạ, thu được một lược đồng lớn dùng để chỉnh đốn kinh tế.[tham 35]

Thời nhà Hậu Chu (951–960)

Sau khi ổn định được quốc nội, Hậu Chu Thế Tông có ý đồ thống nhất Thiên hạ, ông lấy "mười năm mở mang Thiên hạ, mười năm dưỡng bách tính, mười năm đạt tới thái bình" làm mục tiêu. Năm 955, Hậu Chu Thế Tông suất quân đánh tan quân Hậu Thục, chiếm được khu vực Tần châu, Hán Trung. Năm 956, Hậu Chu Thế Tông suất binh đánh tan quân Nam Đường, giành được đất Giang Bắc, bách Nam Đường xưng thần. Năm 959, Hậu Chu Thế Tông suất quân bắc phạt triều Liêu, nhằm thu phục Yên Vân thập lục châu, quân Hậu Chu đánh chiếm Doanh châu, Mạc châu và các nơi khác. Đến khi ông chuẩn bị sẵn sàng để thu phục U châu, thì đột nhiên sinh bệnh, buộc phải đem quân về.[tham 1] Không lâu sau, Hậu Chu Thế Tông qua đời, ấu tử Sài Tông Huấn tức vị, tức Hậu Chu Cung Đế. Năm 960, lãnh tụ cấm quân là Triệu Khuông Dận lấy lý do hai châu Trấn-Định bị Bắc Hán và Liêu xâm nhập, suất quân tiến về phía bắc chống lại, nhưng sau đó lại phát sinh binh biến Trần Kiều, Triệu Khuông Dận được cấm quân ủng hộ làm hoàng đế. Triệu Khuông Dận đem quân về Khai Phong, phế truất Hậu Chu Cung Đế, Hậu Chu diệt vong, Ngũ Đại kết thúc. Triệu Khuông Dận kiến lập triều Tống, tức Tống Thái Tổ.[tham 36]

Lúc Tống Thái Tổ soán vị, Thập Quốc vẫn còn Hậu Thục, Bắc Hán, Nam Đường, Ngô Việt, Nam Hán, Kinh Nam, cùng Vũ Bình quân tiết độ sứ Chu Hành Phùng ở Hồ Nam, Thanh Nguyên quân tiết độ sứ Lưu Tòng HiệuMân Nam, các quốc gia hoặc phiên trấn này hầu hết đều tôn triều Tống là tông chủ hoặc thần phục. Tống Thái Tổ đối diện với uy hiếp từ triều Liêu ở phương bắc, chọn tuân theo sách lược của Triệu Phổ là "tiên dị hậu nan, tiên nam hậu bắc" (dễ trước khó sau, nam trước bắc sau) trong việc thống nhất Trung Quốc. Năm 962, quốc chủ Kinh Nam Cao Bảo Úc qua đời, cùng năm Chu Hành Phùng ở Hồ Nam cũng qua đời, chúa mới của hai nước đều nhỏ tuổi chưa có năng lực lãnh đạo. Năm sau, Tống Thái Tổ lấy lý do bình loạn Hồ Nam mà phái binh nam hạ thôn tính Hồ Nam, học theo "Giả đạo phạt Quắc mà thôn tính luôn Kinh Nam. Sau khi biết tin Hồ Nam và Kinh Nam bị thôn tính, Hậu Thục Hậu Chủ Mạnh Sưởng liên hiệp với Bắc Hán để chống lại quân Tống. Tuy nhiên, trong những năm cuối Mạnh Sưởng xa hoa hưởng lạc, không chỉnh trị triều chính, quân đội đều không có lực mà chiến đấu. Năm 965, Tống Thái Tổ phái Vương Toàn Bân, Thôi Ngạn Tiến từ Phượng châu (nay thuộc Phượng huyện, Thiểm Tây); Lưu Quang NghĩaTào Bân từ Quy châu (nay thuộc Tỷ Quy, Hồ Bắc) tiến vào đất Thục theo hai đường bắc và đông. Kết quả, không quá 60 ngày, Mạnh Sưởng đầu hàng, Hậu Thục diệt vong. Sủng phi của Mạnh Sưởng là Hoa Nhị phu nhân viết sau khi vong quốc: "Quân vương trên thành thụ hàng, thiếp ở thâm cung nào có biết, 14 vạn người cùng giải giáp, chẳng lẽ không ai là nam nhi". Nam Hán Hậu Chủ Lưu Sưởng giao chính sự cho đám người như hoạn quan Cung Trừng Xu cùng nữ thị trung Lô Quỳnh Tiên. Do chỉ tín nhiệm hoạn quan, quan viên Nam Hán đều phải chấp nhận chịu thiến thì mới được tiến dụng. Năm 970, triều đình Tống phái Phan Mỹ đánh Nam Hán, do tướng lĩnh, đại thần, tông thất Nam Hán đều chết hết, chỉ còn hoạn quan lĩnh binh, sang năm sau thì Lưu Sưởng đầu hàng, Nam Hán diệt vong.[tham 36]

Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục là cao thủ trong từ đàn, đến những ngày cuối phải lo lắng tai họa từ bên ngoài, song không thạo chính sự. Đương thời, Lý Dục có thể nhờ cậy vào những người như em trai Lý Tòng Thiện, đại thần Phan Hựu cùng tướng lĩnh Lâm Nhân Triệu, vẫn đối lập với Hậu Chu. Sau khi triều Tống được kiến lập, Lý Dục thân cận với tiểu nhân, lạm sát đại thần, thường ngày cùng bề tôi vui đùa yến tiệc, quốc thế Nam Đường hỗn loạn. Năm 975, Tống Thái Tổ lấy lý do Lý Dục xưng bệnh không nhập triều, phái Tào Bân nam chinh, đồng thời dùng quân Ngô Việt phụ giáp công, cuối cùng Lý Dục đầu hàng, Nam Đường mất. Về phần Ngô Việt, Trung Hiến vương Tiền Hoằng Tá thừa cơ nước Mân có nội loạn mà giành lấy Phúc châu, tuy nhiên lại đánh thuế nặng, dân không chịu đựng nổi. Đến thời Trung Ý vương Tiền Thục, vì rất cung thuận với triều Tống, Tống Thái Tổ không có ý muốn chiếm đất. Ở Mân Nam, Thanh Nguyên quân tiết độ sứ Lưu Tòng Hiệu cát cứ một phương, sau khi qua đời thì nhiều người tranh vị, cuối cùng về tay Trần Hồng Tiến. Năm 978, Tiền Thục và Trần Hồng Tiến dâng đất quy thuận triều Tống, nước Ngô Việt và Thanh Nguyên quân ở Mân Nam mất. Thập Quốc chỉ còn lại Bắc Hán của Anh Vũ Đế Lưu Kế Nguyên, năm 979, Tống Thái Tông phái Phan Mỹ vây đánh đô thành Thái Nguyên của Bắc Hán, đánh lui viện binh triều Liêu, Lưu Kế Nguyên đầu hàng, Bắc Hán mất. Đến lúc này, thời kỳ Thập Quốc kết thúc, chính thức tiến vào thời kỳ triều Tống, tuy nhiên Yên Vân thập lục châu vẫn nằm trong tay triều Liêu. Không lâu sau khi diệt xong Bắc Hán, Tống Thái Tông bất chấp phản đối của đại thần, từ Thái Nguyên tiến về phía bắc nhằm thu phục Yên Vân thập lục châu. Lúc đầu, quân Tống đánh hạ Dịch châu và Trác châu song lại thảm bại trong trận Cao Lăng HàYên Kinh và phải triệt thoái, đến lúc này lại tiến vào thời đại Tống-Liêu đối lập.[tham 36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngũ_Đại_Thập_Quốc http://www.britannica.com/EBchecked/topic/208994 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/587074 http://military.china.com/zh_cn/dljl/songchao/01/1... http://edu.cnxianzai.com/gaozhongsheng/xuefazhidao... http://www.guoxue.com/shibu/24shi/Newwudai/xwdml.h... http://www.guoxue.com/shibu/24shi/oldwudai/jwdml.h... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85024062 http://d-nb.info/gnd/4717161-3 http://vr.theatre.ntu.edu.tw/fineart/chap18/chap18... http://db1x.sinica.edu.tw/caat/caat_rptcaatc.php?_...